14 nguyên tắc khởi nghiệp thành công

Trong quá trình khởi nghiệp, nhân tố nào là quan trọng nhất để thành công? Sau đây xin giới thiệu các bạn 14 nguyên tắc khởi nghiệp thành công.

1. Làm những gì mà bạn thích nhất: Có như vậy, bạn mới có thể kiên trì công việc tới cùng.

2. Không ngừng nghĩ cách thoát ra khỏi những tư tưởng bị đóng khuôn khi phải đối mặt với sự việc: Không làm theo những quan niệm truyền thống một cách đơn điệu, phải thử suy xét từ những góc độ mới.

3. Là người cạnh tranh tốt nhất: một mặt học tập, một mặt hấp thu những điều đáng học hỏi từ đối tượng.

4. Lúc nào cũng chuẩn bị tinh thần cầu tiến: Đừng nhìn vào những thất bại nhất thời, thực ra đó chỉ là phần kết một chương của áng văn và những chương khác đang mở ra. Nên chấp nhận sự thực sẽ có lúc gặp phải những việc không theo ý mình, bất kể đó là việc lớn hay nhỏ.

5. Tạo một khí giới: luôn cố gắng làm việc tốt hơn người khác.

6. Có đủ vốn cơ bản: khi gặp những tình huống ngoài ý muốn, bạn sẽ không phải lo sợ.

7. Quan tâm tới nhân viên của bạn: sự thành bại của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng xuất phát từ những biểu hiện của nhân viên. Phải để nhân viên thấy được hành động quan tâm của bạn. Dùng tất cả sức lực để tạo một môi truờng làm việc vui vẻ. Nhân viên sẽ tự động nâng cao năng suất.

8. Tôn trọng khách hàng của bạn: phải luôn nghĩ rằng bạn sẽ mang lại dịch vụ tốt nhất cho họ. Chỉ cần hơn một nữa khách hàng đã giao dịch truyền miệng nhau về công ty của bạn, là bạn đã thành công.

9. Sớm nhìn nhận lỗi lầm của bạn nhưng không để lỗi lầm đó làm ảnh hưởng tới tiến độ công việc. Trong quá trình hoàn thiện, thế giới hện thực luôn không như ý muốn. Thái độ đối với những sai lầm phạm phải càng mở càng tốt.

10. Chú ý chi tiết: hãy chú ý tất cả các chi tiết nhỏ vì những chi tiết này có thể ảnh hưởng đến quá trình chi tiêu của một số khách hàng. Hãy để họ có một kinh nghiệm chi tiêu thật khó quên.

11. Khống chế giá thành một cách tỉ mỉ: đừng bao giờ lãng phí, việc gì cũng cần tiết kiệm, hợp lí là được. Tận lực hạ thấp chi phí vận chuyển.

12. Vận dụng khoa học kỹ thuật tiến tới tự động hóa.

13. Thu hút nhiều sự chú ý.

14. Giữ vững một giá: như vậy, khi gặp bất cứ việc gì cũng không lo lắng về giá cả.


Top 10 bí quyết khởi nghiệp thành công

Mọi người đều có thể bắt đầu một công việc kinh doanh từ niềm say mê và một ý tưởng tốt đẹp nào đó, nhưng số người thành công ngay từ giai đoạn khởi đầu: biến niềm say mê và ý tưởng đó thành hiện thực rất ít. Thậm chí có những người thành công trong giai đoạn khởi đầu rồi, nhưng lại thất bại trong việc phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo. Thực tế công việc thường khác xa so với lý thuyết mà bạn đã được học. Và sai lầm thường bắt nguồn từ việc bạn đã không xác định đúng những bước đi cần thiết cho từng giai đoạn.

Điều tối quan trọng là phải thực sự yêu những gì mình làm, cho dù nó có là cho thuê hồ câu cá, làm gốm hay tư vấn tài chính.

Sau đây là 10 lời khuyên giúp bạn giữ cho công việc kinh doanh mới đi theo đúng quỹ đạo và không ngừng được mở rộng về quy mô và gia tăng về lợi nhuận.

1. Làm những gì bạn yêu thích. Bạn sẽ dành rất nhiều thời gian, năng lượng để bắt đầu việc kinh doanh và xây dựng nó thành một doanh nghiệp thành công, cho nên điều tối quan trọng là bạn phải thực sự yêu thích một cách sâu sắc những gì mình làm, cho dù nó có là cho thuê hồ câu cá, làm gốm hay tư vấn tài chính.

2. Khởi nghiệp khi bạn vẫn đang còn đi làm cho người khác. Người ta có thể sống mà không có tiền trong bao lâu? Không lâu lắm! Trong khi bạn có thể mất khá nhiều thời gian trước khi doanh nghiệp mới của bạn thực sự kiếm ra tiền. Đi làm thuê cho người khác trong khi bắt đầu doanh nghiệp riêng của mình có nghĩa là bạn vẫn có tiền trong túi trong giai đoạn đầu khởi nghiệp.

3. Đừng bắt đầu một mình. Bạn CẦN một hệ thống hỗ trợ khi bạn bắt đầu một doanh nghiệp (và cả sau đó nữa). Một thành viên trong gia đình hoặc một người bạn mà bạn có thể chia sẻ ý tưởng, họ biết lắng nghe một cách cảm thông và cho rằng ngay cả khi thất bại thì việc khởi nghiệp của bạn cũng là một bài học vô giá.

Sẽ tốt hơn nếu bạn tìm được một cố vấn giàu kinh nghiệm, nếu bạn đủ khả năng, để đăng ký vào một chương trình đầu tư cho những người khởi nghiệp. Sự chỉ dẫn của người dày dạn kinh nghiệm là cách hỗ trợ tốt nhất.

4. Việc đầu tiên là tìm khách hàng. Đừng đợi cho tới khi bạn khai trương chính thức công việc kinh doanh của mình mới tìm kiếm khách hàng, bởi vì việc kinh doanh không thể sống sót nếu thiếu họ. Xây dựng mạng lưới. Tạo dựng các quan hệ. Bán hoặc thậm chí cho không sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Bạn không thể bắt đầu công việc marketing quá sớm.

5. Viết kế hoạch kinh doanh. Lý do chính để viết kế hoạch kinh doanh như một việc làm cần thiết đầu tiên là nó có thể giúp bạn tránh được việc lãng phí thời gian và tiền bạc vào việc bắt đầu một công việc kinh doanh không dẫn tới thành công. Người ta nói rằng không lập kế hoạch chính là lập kế hoạch cho thất bại.

6. Nghiên cứu. Bạn sẽ thực hiện rất nhiều nghiên cứu thông qua việc viết kế hoạch kinh doanh, nhưng đó mới chỉ là bắt đầu. Bạn cần phải trở thành một chuyên gia về lĩnh vực, sản phẩm và dịch vụ của mình, nếu như bạn chưa thực sự là một chuyên gia. Tham gia vào các nhóm xã hội hoặc các nhóm chuyên môn trong lĩnh vực của bạn trước khi bắt tay xây dựng doanh nghiệp là một ý tưởng hay.

7. Nhờ chuyên gia giúp đỡ. Vì bạn chỉ điều hành một doanh nghiệp nhỏ, không có nghĩa là bạn phải trở thành chuyên gia trong mọi vấn đề của doanh nghiệp. Nếu bạn không phải là một kế toán hay một người trông hàng, hãy thuê họ. Nếu bạn cần soạn hợp đồng, và bạn không phải là luật sư, hãy thuê họ. Bạn sẽ lãng phí thời gian và có thể là cả tiền bạc nữa, trong một giai đoạn dài, để tự làm những việc mà bạn chưa đủ khả năng làm.

8. Lên kế hoạch cho đồng vốn. Tiết kiệm, nếu bạn phải làm như vậy. Hãy tiếp cận các nhà đầu tư tiềm năng và những người cho vay. Tính xem kế hoạch tài chính phải cần đến của bạn là bao nhiêu. Đừng khởi nghiệp với ý nghĩ sẽ đi đến ngân hàng và rút tiền. Các nhà cho vay truyền thống không thích những ý tưởng mới và không thích những doanh nghiệp không chứng minh được khả năng tài chính.

9. Chuyên nghiệp ngay từ đầu. Tất cả mọi việc về bạn và cách bạn điều hành công việc của mình cần phải làm cho mọi người thấy rằng bạn đang tiến hành một công việc kinh doanh nghiêm túc và chuyên nghiệp. Điều này có nghĩa là bạn phải chuẩn bị tất cả những trang thiết bị cần thiết như danh thiếp, điện thoại liên lạc, địa chỉ email công việc, đối xử với mọi người một cách chuyên nghiệp và lịch sự.

10. Quan tâm tới các vấn đề pháp lý và thuế trước tiên. Sẽ khó khăn hơn rất nhiều khi phải giải quyết một đống lộn xộn rắc rối đằng sau nếu không để ý ngay đến những vấn đề này. Bạn có phải đăng ký kinh doanh không? Bạn phải nộp những khoản thuế nào? Bạn có phải nộp bảo hiểm và thuế thu nhập cho nhân viên không? Loại hình doanh nghiệp mà bạn lựa chọn sẽ ảnh hưởng như thế nào tới vấn đề thuế thu nhập doanh nghiệp của bạn? Hãy tìm hiểu về các trách nhiệm pháp lý và thuế của bạn trước khi bạn bắt đầu hoạt động và kinh doanh.

 

–Sưu Tầm–

 


14 nguyên tắc khởi nghiệp thành công

Bình Luận