Chuẩn Bị Gì Khi Muốn Làm Chủ

Bạn mong muốn trở thành chủ doanh nghiệp trong tương lai, nhưng bạn không biết nên bắt đầu từ đâu và cần phải chuẩn bị những gì?

5 gợi ý sau là những nấc thang giúp bạn tiến gần hơn đến giấc mơ của mình!

Đam mê và khao khát thành công

Con đường dẫn đến thành công bao giờ cũng là con đường dài và đầy gian nan. Chính vì vậy, lòng đam mê sẽ là điều kiện quan trọng đầu tiên bạn nên trang bị cho mình. Theo hiệp hội doanh nghiệp thì “…hơn một nửa các doanh nghiệp nhỏ gặp phải thất bại trong vòng 5 năm đầu với nhiều lý do khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần phải có lòng tin, sự đam mê và luôn khao khát thành công, đó sẽ là đòn bẩy giúp bạn tiến xa hơn và đó cũng là cam kết cho tuổi thọ doanh nghiệp mà bạn đang đứng đầu”.

Bill_Gates

Luôn mạnh mẽ, quyết đoán

Thương trường là chiến trường chính vì vậy không có chỗ cho sự hiền lành và nhu nhược. Khi bạn đứng đầu một doanh nghiệp đồng nghĩa với việc bạn trở thành “tướng quân” của trận chiến thương trường. Bất kì một quyết định mềm yếu nào cũng có thể khiến doanh nghiệp của bạn gặp thiệt hại nặng nề. Thêm vào đó, hãy tạo lập cho mình những khách hàng tiềm năng, họ sẽ là đối tác tin cậy giúp bạn phát triền.

Là người luôn có kỷ luật

Xây dựng một kỷ luật doanh nghiệp chặt chẽ và xây dựng kỷ luật cho cả bản thân mình nữa. Bên cạnh đó bạn cũng nên có tính độc lập, độc lập trong công viêc và trong ý tưởng. Có thể bạn có đội ngũ giám sát, đội ngũ tư vấn nhưng hãy chắc chắn là bạn vẫn có thể hoạt động một cách độc lập. Đôi khi không nên ỷ hết vào những người giám sát và cố vấn, nếu bạn không độc lập rất có thể bạn sẽ bị thụ động trong việc điều hành.

Chuẩn bị nguồn tài chính

Nhiều doanh nghiệp (không phải là tất cả) không thu được lợi nhuận ngay lập tức. Nếu bạn thiếu kinh phí, sự hỗ trợ từ một đối tác sẽ là cách hay để bạn phát triển tiếp doanh nghiệp của mình. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm kiếm nhà đầu tư hoặc vay vốn của các doanh nghiệp khác.

Bên cạnh đó khi công ty đang trong giai đoạn đầu, bạn cũng nên tiết kiệm chi tiêu, điều này giúp cải thiện không nhỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy, vấn đề tài chính là một trong những vấn đề quan trọng quyết định sự tồn vong của một doanh nghiệp. Nếu bạn không muốn doanh nghiệp của mình thất bại, hãy trang bị cho nó một nguồn vốn dồi dào hoặc chí ít cũng là có sự hậu thuẫn của một nhà đầu tư “hùng hậu” nào đó.

Kinh nghiệm trong kinh doanh

Thiếu kinh nghiệm và thiếu kiến thức về kinh doanh là nguyên nhân lớn nhất khiến doanh nghiệp của bạn rơi vào “quên lãng” ngay khi mới thành lập. Hãy chắc chắn là bạn có đủ bí quyết và kinh nghiệm thực tế để vận hành doanh nghiệp của mình.

Nếu bạn định mở một cửa hàng nhỏ, tỷ lệ thành công của bạn sẽ tăng cao nếu bạn quản lý tốt cửa hàng đó. Nhưng nếu là một công ty thì bạn cần xem xét mọi khía cạnh hoạt động từ tiền lương, thuế, tiếp thị, phân phối, bảo hiểm, quan hệ khách hàng,… trước khi quyết định mở công ty.

Học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thực tế sẽ tạo tiền đề vững chắc hơn cho doanh nghiệp của bạn ra đời và phát triển. Chính vì vậy nếu bạn mong muốn trở thành một “ông chủ” trong tương lai, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức thực tế và xem xét kĩ lưỡng những điều kiện trên là điều bạn cần làm ngay bây giờ.

(Sưu tầm)

 

Chuẩn Bị Gì Khi Muốn Làm Chủ

Bình Luận